BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Ở NGƯỜI GIÀ

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là nhóm bệnh lý nội khoa, do rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu cao. Dự tính đến năm 2030, cả thế giới sẽ có hơn 500 triệu người mắc đái tháo đường và chiếm đến 80% gánh nặng y tế ở các nước thu nhập trung bình – thấp. Bệnh đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường tuýp 2, là nguyên nhân nhiều nhất gây mù lòa, chạy thận nhân tạo và đoạn chi ở bệnh nhân trên toàn thế giới. Song song đó, các biến cố tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ do đái tháo đường cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.

Trong cơ thể con người Insulin là một hoocmon nội tiết tố giúp vận chuyển chất đường trong máu đi đến các tế bào trên cơ thể hay nói cách khác insulin là nội tiết tố giúp cơ thể  điều chỉnh lượng đường trong máu và giúp cho các tế bào của cơ thể sử dụng được chất đường bổ sung vào quá trình trao đổi chất của cơ thể. Bệnh tiểu đường ( đái tháo đường )có thể gặp hầu hết ở mọi lứa tuổi với nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đề cập đến các thông tin chi tiết nhất về bệnh tiểu đường ở người già giúp bạn có thể chăm sóc sức khỏe cho người già bị bệnh tiểu đường tốt hơn. Không nên đặt ra những yêu cầu quá cao với người cao tuổi (trong chế độ luyện tập, chế độ ăn và sử dụng thuốc). Thường ở người cao tuổi có thể cho phép duy trì  hàm  lượng đường máu cao hơn người trẻ một chút. Với người cao tuổi trong  những ngày ốm yếu không được ăn hoặc ăn uống kém có thể không uống thuốc, trong những trường hợp này, tốt nhất là nên đến khám bệnh ở những cơ sở chuyên khoa, để có lời khuyên phù hợp

Isotonix Isochrome 

Phân loại

Bạn bị tiểu đường (đái tháo đường) loại nào?

Bệnh tiểu đường có ba loại chính, đó là tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và bệnh tiểu đường thai kỳ.

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) tuýp 1

Bệnh tiểu đường tuýp 1, là chứng rối loạn tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào tuyến tụy thay vì các yếu tố bên ngoài. Điều này sẽ gây ra sự thiếu hụt insulin và tăng lượng đường huyết.

Nếu bạn bị tiểu đường tuýp 1, các triệu chứng sẽ xuất hiện rất sớm và ở độ tuổi khá trẻ, thường là ở trẻ nhỏ hay tuổi vị thành niên.

Chưa xác định được nguyên nhân chính xác của bệnh tiểu đường tuýp 1. Các bác sĩ cho rằng bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể là do nguyên nhân kết hợp của di truyền và các yếu tố môi trường. Tuy nhiên, bạn có thể có nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường tuýp 1 nếu:

Mẹ hoặc anh chị em bị bệnh tiểu đường tuýp 1.Tiếp xúc với một số virus gây bệnh.Sự hiện diện của kháng thể bệnh tiểu đường.Thiếu vitamin D, sớm sử dụng sữa bò hoặc sữa bột có nguồn gốc từ sữa bò, và ăn các loại ngũ cốc trước 4 tháng tuổi. Mặc dù chúng không trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1, nhưng cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh.Các nước như Phần Lan và Thụy Điển, có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 khá cao.

 

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2, còn gọi là bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin (NIDDM), là loại tiểu đường phổ biến nhất, chiếm 90% đến 95% tổng số bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Bệnh thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành, nhưng do tỷ lệ béo phì ngày càng cao, hiện nay ngày càng nhiều trường hợp bệnh được phát hiện ở tuổi vị thành niên và người trẻ tuổi. Bạn có thể mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 mà bạn hoàn toàn không biết.

Khi mắc tiểu đường tuýp 2, các tế bào của bạn trở nên đề kháng với insulin, và tuyến tụy không thể tạo ra đủ lượng insulin để vượt qua sự đề kháng này. Thay vì di chuyển vào các tế bào để tạo ra năng lượng, đường sẽ tích tụ lại trong máu của bạn.

Không xác định được chính xác lý do tại sao, tuy nhiên các bác sĩ tin rằng yếu tố di truyền và môi trường có liên quan đến sự phát triển của bệnh tiểu đường tuýp 2. Thừa cân là yếu tố nguy cơ chủ yếu cho sự phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2, nhưng không phải tất cả những người bị tiểu đường tuýp 2 đều thừa cân.

Các loại khác

Bệnh tiểu đường thai kỳ là một loại tiểu đường chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai. Bệnh này có thể gây ra các vấn đề cho cả bà mẹ và trẻ sơ sinh nếu không được điều trị. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường thai kỳ thường biến mất sau khi chuyển dạ.Các loại tiểu đường khác thì ít gặp hơn, nguyên nhân có thể đến từ hội chứng di truyền, phẫu thuật, thuốc, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng hoặc khi mắc các bệnh khác.

Đái tháo nhạt, mặc dù có tên gần giống với các loại trên, đây lại là một trường hợp bệnh khác gây ra do thận mất khả năng trữ nước. Tình trạng này là rất hiếm và có thể điều trị.

1 . Bệnh tiểu đường ở người già có những đặc điểm gì?

Do những đặc điểm của người già đưa đến những đặc điểm lâm sàng đặc biệt của những bệnh tiểu đường ở người già khác với bệnh nhân tiểu đường bình thường, đó là: (1) tỷ lệ mắc bệnh cao hơn; (2) triệu chứng không điển hình; (3) chứng bệnh phát sinh theo nhiều hơn và nặng hơn; (4) khi chẩn đoán dễ sai sót; (5) tỷ lệ tử vong cao. Vì vậy, các thầy thuốc và bệnh nhân cần chú ý nhiều hơn. Vì triệu chứng bệnh tiểu đường ở người già không mang tính điển hình nên dễ chẩn đoán sót và chẩn đoán sai, nhìn chung, ở bệnh nhân tiểu đường cao tuổi, nếu có triệu chứng thì cũng rất nhẹ, ví dụ không ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều.

Khá nhiều người cao tuổi mắcbệnh tiểu đườngở người giàthì bệnh chỉ biểu hiện ra một số biến chứng mãn tính hoặc một số biểu hiện lâm sàng, ví dụ nhồi máu cơ tim, xơ cứng động mạch vành, huyết áp cao, cholesteron trong máu cao, và biến chứng thần kinh do tiểu đường, biến chứng thận và biến chứng mắt do tiểu đường, thông qua kiểm tra hóa nghiệm mới phát hiện ra bệnh tiểu đường.

Ở một số ít bệnh nhân, đến khi xảy ra chảy máu não, tắc mạch máu não.v.v… mới biết là bị bệnh tiểu đường, ở một số bệnh nhân khác, khi xẩy ra tắc nghẽn cơ tim, tim đập loạn nhịp, suy tim.v.v… mới ngẫu nhiên phát hiện bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, nhiều bệnh tiểu đường ở người già làdạng không phụ thuộc insuline, dáng vẻ bên ngoài bệnh nhân hồng hào khỏe mạnh, tinh thần phấn chấn, ăn uống ngon miệng, nên rất dễ ngộ nhận hoặc coi thường.

Có khá nhiều người mắc bệnh đã lâu, động mạch nhỏ ở thận đã bị xơ cứng, ngưỡng đường thận đã lên cao, chỉ kiểm tra nước tiểu thì chẩn đoán không chính xác, phải kiểm tra thêm đường huyết mới kết luận đúng được.

Tóm lại, vớibệnh tiểu đường ở người già, triệu chứng thường tiềm ẩn, không điển hình, nếu bình thường không chú ý đi kiểm tra sức khỏe, nên có bệnh vẫn không phát hiện thấy, đến khi bệnh đã thể hiện rõ mới đi chẩn đoán thì đã vào thời kì cuối, việc chữa trị bệnh tiểu đường ở người già quá muộn thì hiệu quả không cao, hậu quả thật khó lường, do vậy đối với người già cần đề cao cảnh giác chú ý đúng mức.

2 . Bệnh tiểu đường ở người già nguy hại thế nào?

Ngoài những nguy hiểm mà bất kì người bệnh tiểu đường nào cũng phải đối mặt, thì do những đặc điểm riêng của bệnh tiểu đường ở người già, họ cũng phải đối mặt với những mối nguy hại riêng. Do vậy cần phải nhận thức đầy đủ đối với những mối nguy hại riêng này thì mới đảm bảo cho người già khỏe mạnh và trường thọ, giảm bớt bệnh tật và tỉ lệ tử vong.

Nếu bệnhtiểu đường ở người giàmà xuất hiện thêm chứng bệnh tim mạch và mạch máu não, thì bệnh tình thường nghiêm trọng, hiện được coi là một trong những yếu tố đe dọa sự sinh tồn người già nhiều nhất, vì vậy, nếu như sớm phát hiện được bệnh tiểu đường ở người già, để trị liệu một cách tích cực, là công việc hết sức hệ trọng.

Ngoài ra, các biến chứng bệnh tiểu đường làm cho người già bị tàn phế cũng là một mối đe dọa thường xuyên, chẳng hạn biến chứng võng mạc, xuất huyết đáy mắt, đục thủy tinh thể là nguyên nhân làm cho người già bị mù lòa, còn biến chứng thần kinh ngoại vi và mạch máu não của bệnh tiểu đường thì thường làm hoại thư, khi mức độ trở nên nghiêm trọng thì phải cắt cụt chân, gây tàn phế suốt đời hoặc dẫn đến tử vong.

Bệnh nhân không uống nhiều do không hoặc rất ít khát, ngược lại họ thường phàn nàn vì thấy yếu mệt, sút cân  hoặc  hay  bị  nhiễm  trùng… Một nguyên nhân bệnh tiểu đường ở người giàkhác  là  người  cao  tuổi thường  bị  giảm  sút  trí  nhớ,  hoặc  mắc  bệnh  trầm  cảm,  bệnh Alzheimer…

Chính  vì  vậy,  Hội  đái  tháo  đường  Mỹ  đã  khuyến  cáo  rằng  tất  cả  những người trên 45 tuổi nên được kiểm tra phát hiện bệnh 3 năm 1 lần, còn những người có thêm các nguy cơ khác đi kèm như trong gia đình có người bị tiểu đường, bị bệnh động mạch vành, tăng huyết áp, béo phì, rối loạn mỡ máu… thì  cần  phải  kiểm  tra  thường  xuyên  hơn. 

Do  ngưỡng  mà  đường  máu  phải vượt qua hàng rào ở thận cũng tăng lên theo tuổi, nên chỉ khi đường máu cao nhiều thì mới có thể tràn ra nước tiểu, do vậy không thể chẩn đoán bệnh tiểu đường dựa vào xét nghiệm đường trong nước tiểu.

3 . Một số điểm lưu ý khi điều trị bệnh tiểu đường ở người già

Ngoài  những  nguyên  tắc điều trị tiểu đường nói chung, khi điều trị bệnh  nhân tiểu đường là người cao tuổi phải chú  ý thêm những điểm sau đây:

– Mục tiêu điều trịbệnh tiểu đường ở người người già là nhằm làm giảm các triệu chứng của đường máu cao, phòng ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng và các biến chứng cấp tính như hôn mê do đường máu quá cao.

– Mức đường máu cần đạt được ở người già có thể cao hơn người trẻ tuổi, cụ thể là đường máu lúc đói cần dưới 8,3mmol/l, còn đường máu sau ăn cần dưới 12,2mmol/l.

–  Hậu quả của biến chứng hạ đường máu do điều trị quá liều cực kỳ nghiêm trọng và thường để lại những di chứng thần kinh nặng nề. Các biểu hiện của hạ đường huyết ở người già rất mờ nhạt.

– Các bệnh nhân cao tuổi có thể dùng được hầu hết các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đườngở người già nhưng bắt buộc phải khám bệnh kỹ lưỡng và  kiểm tra chức năng gan, thận, tim… trước khi quyết định điều trị. Phải tuyệt đối tuân thủ các chống chỉ định của mỗi nhóm thuốc điều trị bệnh tiểu đường.

–  Cũng giống như bệnh nhân trẻ, các biện pháp điều trị bệnh tiểu đường ở người già là không dùng thuốc phải được áp dụng đầu tiên như thay đổi chế độ ăn, tập  thể dục đều đặn, và giảm cân…

– Khi mới bắt đầu điều trị, phải kiểm tra đường máu thường xuyên cả lúc đói, sau bữa ăn và trước khi đi ngủ… ngay cả khi bệnh nhân không có biểu hiện bị hạ đường máu.

–  Việc khống chế đường máu với bệnh tiểu đường ở người già có thể rất khó khăn, phức tạp do người bệnh thường phải dùng  thêm  một số thuốc khác như lợi tiểu thiazide để điều trị tăng huyết áp hay suy tim, nội tiết tố tuyến giáp điều trị bệnh suy giáp, corticoid điều trị bệnh ung thư, bệnh phổi mạn tính… là những thuốc có khả năng làm tăng đường máu.

– Khi điều trị insuline, có khi chỉ cần tiêm  1  mũi/ngày là đủ, thay vì phải tiêm 2-4 mũi như ở các bệnh nhân trẻ tuổi.

– Và cuối cùng, luôn luôn nhớ kiểm soát tốt các bệnh, các yếu tố nguy cơ gây bệnh tiểu đường ở người già khác như tăng huyết áp, hút thuốc lá..

4 . Bệnh tiểu đường ở người cao tuổi

Do những thay đổi đặc biệt về sinh lý và bệnh lý của người cao tuổi (trên 65 tuổi) nên  người ta phải có những nghiên cứu riêng và kỹ hơn về bệnh tiểu đường ở người cao tuổi. Khi người cao tuổi mắc bệnh ÐTÐ sẽ gặp nhiều khó khăn và phức tạp hơn trong điều trị.

Các nguyên nhân làm tăng tỉ lệ mắc bệnhtiểu đường ở người cao tuổi là những thay đổi về chuyển hóa glucose, do rối loạn tiết insulin và kháng insulin tăng lên theo tuổi, do người cao tuổi thường phải dùng nhiều loại thuốc có ảnh hưởng đến đường máu, do lối sống tĩnh tại ít hoạt động và do họ thường có béo phì hoặc thừa cân.

Với nguyên tắc phòng bệnh hơn chữa bệnh, việc phát hiện bệnh tiểu đường ở giai đoạn sớm chính là biện pháp phòng bệnh tốt nhất. Phát hiện sớm và can thiệp kịp thời sẽ làm giảm mức độ hoặc ngăn chặn các biến chứng của bệnh tiểu đường ở người cao tuổi.

Những  chứng đó thường là giảm thị lực, thậm chí mù lòa do bệnh ĐTĐ, cắt cụt chi dưới do bệnh mạch máu ngoại vi, bệnh thần kinh và bệnh nhiễm trùng, bệnh thiếu máu cơ tim, tai biến mạch máu não và suy thận mạn… Tất cả đều làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh ĐTĐ cao tuổi.

5 . Chăm sóc người cao tuổi bị tiểu đường

Không chỉ mắc bệnh tiểu đường ở người cao tuổimà họ còn có thể phải chịu đựng thêm các vấn đề sức khỏe khác liên quan đến tuổi tác. Vì thế, việc chăm sóc cha, mẹ già mắc bệnh đái tháo đường đòi hỏi phải trang bị nhiều kiến thức và kết hợp tình yêu thương.

Chăm sóc bệnh tiểu đường ở người cao tuổi: Muốn chăm sóc tốt người cao tuổi mắc đái tháo đường, trước hết bạn cần phân biệt rõ hai loại bệnh phổ biến (type 1, type 2), các loại thuốc điều trị, các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra và cách phòng ngừa như thế nào…

Đối phó với hạ đường huyết: Trong điều trị bệnh tiểu đường ở người già, việc uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sỹ là rất quan trọng. Tuy nhiên, các thuốc đái tháo đường cũng có thể gây ra các tác dụng phụ khi điều trị tiểu đường ở người cao tuổinhư gây hạ đường huyết đột ngột. Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu giảm xuống dưới 10mg/dL. Các triệu chứng của hạ đường huyết bao gồm đổ mồ hôi, run rẩy, lo lắng, dễ kích động… Người cao tuổi thường không nhận ra mình đang bị hạ đường huyết hoặc gặp khó khăn trong việc mô tả các triệu chứng mà mình đang gặp phải. Vì thế, người chăm sóc cần chú ý đến những thay đổi bất thường của người bệnh, đặc biệt là sau khi uống thuốc hoặc tập luyện thể dục, để có biện pháp can thiệp kịp thời. Vậy phải làm thế nào khi người bệnh bị hạ đường huyết đột ngột? Nếu có thể, hãy kiểm tra đường huyết của người bệnh xem có dưới 10mg/dL hay không, nếu đúng, cho họ dùng ngay 1 thìa cà phê đường tác dụng nhanh hoặc nửa cốc nước ép trái cây.  Kiểm tra lại đường huyết trong 15 phút sau để chắc chắn rằng nó đã tăng lên 70mg/dL. Có thể cho người bệnh ăn bữa nhẹ với các thực phẩm có chứa tinh bột như bánh mỳ, khoai tây, gạo, sữa hoặc hoa quả để đường huyết không bị hạ lần nữa.

Xử trí khi người bệnh bị tăng đường huyết: Tăng đường huyết cũng là một ảnh hưởng của bệnh tiểu đường ở người cao tuổi. Tăng đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu tăng lên 200mg /dL. Sau khi ăn, người bệnh thường bị tăng đường huyết, đây là điều bình thường.  Tuy nhiên, nếu đường huyết tăng quá cao, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như khát nước, đi tiểu nhiều, mệt mỏi, đói và dễ kích động… Nếu không được điều trị, tăng đường huyết có thể dẫn tới hôn mê. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do trong bữa ăn có quá nhiều carbohydrate, bỏ/quên uống thuốc hoặc uống thuốc không đủ liều. Nhiễm trùng hoặc căng thẳng cũng có thể gây tăng đường huyết. Bạn nên đưa người bệnh đi khám bác sỹ để điều chỉnh liều phù hợp. Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu do đái tháo đường (HHNK): Tình trạng này có thể xảy ra ở người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường type 2 nếu họ bị nhiễm trùng và mất nước. Triệu chứng của HHNK là lẫn lộn và mất ý thức. Đường huyết có thể tăng lên trên 1.000mg/dL và dẫn đến tử vong. Người bệnh cần được đưa đi cấp cứu ngay lập tức.

Chăm sóc bàn chân cho người già mắc tiểu đường:

Chăm sóc bàn chân là việc làm quan trọng đối với bệnh tiểu đường ở người cao tuổi, đặc biệt là người già vì họ thường khó có thể tự mình làm được. Người bị bệnh tiểu đường lâu năm thường mất cảm giác ở bàn chân nên nếu không chăm sóc kỹ sẽ xuất hiện các vết loét ở vị trí này. Người chăm sóc cần thường xuyên kiểm tra bàn chân, các kẽ ngón chân phát hiện các vết cắt, vết loét hoặc vết thương để điều trị kịp thời. Việc này nên được thực hiện cùng với vệ sinh bàn chân hàng ngày. Nhiễm trùng ở bàn chân là một biến chứng vô cùng nguy hiểm không chỉ ở người trẻ mà còn của bệnh tiểu đường ở người cao tuổi có thể nhanh chóng lan rộng đến tận xương, dẫn đến viêm xương tủy. Tình trạng này cần được điều trị kịp thời bằng kháng sinh, trong trường hợp điều trị thất bại, người bệnh có thể phải cắt cụt chân.

Tập thể dục: Chăm sóc bệnhtiểu đường ở người cao tuổi với chế độ dinh dưỡng và tập luyện là ba yếu tố cơ bản trong kiểm soát bệnh đái tháo đường. Đối với người bệnh đã lớn tuổi, tập thể dục dù là các động tác đơn giản cũng góp phần cải thiện sức khỏe. Người chăm sóc nên khuyến khích cha/mẹ/người thân của mình tập thể dục để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường và kéo dài tuổi thọ.

6 . Cách phòng chữa bệnh tiểu đường ở người cao tuổi:

Nói chung là duy trì thể trạng bình thường, đảm bảo chất lượng cuộc sống, sau đây là một số biện pháp cụ thể: Rèn luyện sức khỏe; khống chế ăn uống một cách thỏa đáng:

Người già nếu tích cực tham gia rèn luyện thể lực tăng cường thể chất, bảo đảm cho tay chân hoạt bát, chống thừa mỡ dẫn đến béo phì với bệnh tiểu đường ở người cao tuổi. Tuy nhiên, vận động không thể quá mạnh, quá sức, chỉ nên áp dụng những hình thức nhẹ nhàng như: bách bộ, tập thái cực quyền, đạp xe tại chỗ.

Bên cạnh đó, cần bố trí thời gian vận động nhất định, với lượng vận động thích hợp. Điều này sẽ có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, chống béo phì, mặt khác khống chế lượng calo hấp thu trong ngày.

Với bệnh tiểu đường ở người cao tuổinên ăn uống thanh đạm, chọn các loại thức ăn dễ tiêu hóa, dễ hập thụ, nhiều chất xơ như rau xanh và trái cây ít ngọt. Hạn chế các loại thức ăn giàu protein như: lòng đỏ trứng gà, nội tạng động vật.

Thuốc hạ đường huyết: Nếu chỉ dựa vào khống chế ăn và tham gi vận động rèn luyện thì bệnh tiểu đường ở người cao tuổi không thể nào khống chế được bệnh tiểu đường một cách hữu hiệu, mà phải kết hợp sử dụng thuốc hạ đường huyết.

Khi dùng thuốc nên bắt đầu từ liều lượng nhỏ trở đi, sau đó lúc cần thiết mới tăng dần dần. Việc dùng thuốc cần luôn thận trọng, đề phòng hạ huyết áp ở người già, hậu quả rất nghiêm trọng.

Thuốc hạ đường huyết bằng cách dùng dạng thiên nhiên có hiệu quả cao có thể kể đến Isotonix® Isochrome

kết hợp với Isotonix® OPC-3

Phòng chữa các chứng bệnh phát sinh: Mối đe dọa lớn nhất đối với bệnh tiểu đường ở người cao tuổi chính là các chứng bệnh cùng phát sinh theo tiểu đường. Do đó, chữa trị những chứng bệnh cùng phát sinh này đống một vai trò rất quan trọng, nhằm duy trì tình trạng sức khỏe bình thường, khả năng sinh hoạt ổn định cho bệnh tiểu đường ở người cao tuổivà kéo dài tuổi thọ cho họ.

Bên cạnh đó, nguy cơ mắc tăng huyết áp ở người cao tuổi là rất cao, do đó, các bác cần có máy đo huyết áp bắp tay để thường xuyên kiểm tra tại nhà. Tích cực khống chế quá trình chuyển hóa đường, mỡ, protein ở mức bình thường, đó là cách hồi phục các biến chứng như đau đớn, tê buốt.

Với bệnh tiểu đường ở người già thì còn cần phải lôi cuốn gia đình, người thân, những người trực tiếp chăm sóc người bệnh vào cuộc để đạt được mục tiêu phòng và điều trị cho người bệnh. Chúc các bạn có một cơ thể khỏe mạnh. 

 

Bạn đang xem: BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Ở NGƯỜI GIÀ